THINNER LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA THINNER TRONG THỰC TẾ

Thinner là gì? Thinner pha sơn hay còn gọi là dung môi pha sơn là sản phẩm không hề xa lạ với nhiều đơn vị. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về loại dung môi này. Hãy cùng Duy Nguyễn Cons tìm hiểu chi tiết tất cả các vấn đề liên quan và cần chú ý khi chọn và sử dụng thinner.

Thinner là gì?

Là một thuật ngữ dùng để chỉ hỗn hợp của nhiều loại dung môi cả hữu cơ lẫn vô cơ. Với công dụng chính của Thinner chủ yếu được sử dụng trong việc pha sơn công nghiệp, các sản phẩm gốc PU, tẩy rửa và vệ sinh công nghiệp.

Dung môi là các chất hóa học dùng để hòa tan một chất tan rắn, lỏng hoặc khí khác, tạo thành một dung dịch. Dung môi có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như lỏng, khí. Dung môi có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và cuộc sống, chẳng hạn như trong sơn, chất tẩy sơn, mực, giặt khô. Dung môi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như dung môi hữu cơ và vô cơ, dung môi phân cực và không phân cực. Một số dung môi công nghiệp phổ biến là methanol, isobutanol, axeton, toluen, xylen.

thinner la gi

Thành phần hóa học của Thinner

Về cấu tạo, thinner là một hợp của nhiều loại dung môi khác nhau để đảm bảo mục đích sử dụng. Thinner sẽ hòa tan sơn và tạo một hỗn hợp mới có độ nhớt thấp hơn, thi công đơn giản, dễ dàng sơn. Màng sơn mới đảm bảo mỏng, mịn, đẹp theo ý muốn. Đây cũng là chất xúc tác đẩy nhanh tốc độ khô của màng sơn, giúp người dùng tiết kiệm sơn sử dụng.

  • Hỗn hợp của nhiều dung môi. Ví dụ: Xylene, Methyl Ethyl Ketone ( MEK), Dimethyl Formamide ( DMF), Butanol, Glycol ethers, Benzene, Tulonene, Naphta, xăng, dầu hỏa …

Khi nào nên sử dụng dung môi pha sơn thinner

Thinner pha sơn là một hỗn hợp hóa chất. Sơn và thinner tương tác hóa lý với nhau. Do đó, việc lựa chọn thinner không chỉ đơn giản là một chất pha loãng sơn. Người dùng cần xem xét thật kĩ về thành phần thinner và thành phần sơn  sử dụng để tránh các phản ứng trên màng sơn sau khi pha.

Như đã giới thiệu ở trên, dung môi pha sơn có 2 vai trò chính. Đó là pha loãng sơn và tẩy vết bẩn nguyên nhân từ sơn. Chính vì vậy, thinner thường được sử dụng khi có nhu cầu:

  • Cần làm sạch thiết bị, dụng cụ thi công sơn sau khi hoàn thành. Dung môi có hiệu quả cao với sơn gốc dầu.
  • Làm loãng sơn đặc. Bạn không thể thi công khi sơn quá đặc, hãy thêm dung môi vào sơn (không quá 10%) để làm loãng, giảm độ nhớt của sơn để dễ dàng thi công bằng máy phun sơn hoặc rulo, chổi thi công.
  • Ngăn cản tình trạng sơn đóng rắn sau khi pha nhưng chưa sử dụng hết. Lưu ý, cách này chỉ áp dụng với 1 số dòng sơn nhất định.

Các loại thinner trên thị trường hiện nay

  • Sản phẩm giúp các loại sơn khô nhanh: Polisch Paint Thinner
  • Các sản phẩm làm sạch, phá hủy sơn: Wasing/ Clearning Paint and Coating. Vệ sinh các sản phẩm sơn
  • Các sản phẩm chuyên dùng để pha sơn Epoxy: Thinner Epoxy. Pha sơn hoặc vê sinh các sản phẩm Epoxy
  • Các sản phẩm ứng dụng cho Polyurethane: Thinner PU, pha PU hoặc vệ sinh các sản phẩm Polyurethane (tham khảo các sản phẩm có thể dùng bên dưới)
  • Mariseal 250: Chống thấm gốc Polyurethane hệ dung môi
  • Mariseal 270: Chống thấm Polyurethane đàn hồi cao
  • SikaLastic 632R: Chống thấm gốc Polyurethane khô nhanh
  • Các sản phẩm cho sơn dầu và Alkyd: Ankyd Synthetic Thinner
  • Các sản phẩm dùng cho sơn Acrylic: Acrylic thinner, sủ dụng cho các sản phẩm gốc Acrylic

Những tiêu chí chọn thinner

  • Tỷ trọng: tỷ trọng ảnh hưởng tới tốc độ bay hơi của Thinner, tỷ trọng càng lớn thì tôc độ bay hơi càng chậm ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng của sản phẩm sơn sau cùng. Tốc độ bay hơi quá nhanh của Thinner có thể ảnh làm phát sinh bọt khí làm giảm độ bóng của sơn nhất là với sơn Epoxy
  • Độ tinh khiết: Là một trong các tiêu chí quan trọng để chọn sản phẩm, tuy nhiên tiêu chí này chỉ có trong các sản phẩm cao cấp. Các sản phẩm giá rẻ trên thị trường phần lớn không công bố chỉ tiêu này. Với các sản phẩm giá rẻ nhiều tạp chất có thể ảnh hưởng tới chất lượng của sơn
  • Độ phân cực: Độ phân cực của dung môi sẽ cho ta biệt nó phù hợp với loại sơn nào. Các dung môi phân cực mạnh sẽ thích hợp với các loại sơn phân cực và ngược lại
  • Độ tan: Độ tan của Thinner là một thông số quan trọng chỉ báo mức độ hòa tan tối đa của nó với một dòng sản phẩm nhất định. Nếu độ hòa tan thấp có thể tạo các kết tủa vón cục dạng nhỏ dẫn tới khó thi công và làm giảm chất lượng sơn.
  • Tính chất hóa học: Các loại thinner thường được sản xuất với một thành phần hóa học đã được xác định để phù hợp với một số dòng sơn nhất định. Việc này là cần thiết vì môt số phản ứng hóa học không mong muốn có thể gây ra vón cục, lâu khô, hoặc cháy nổ…

Một số lưu ý khi sử dụng Thinner

Thinner pha sơn là hóa chất dễ gây cháy nổ. Chúng cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu không bảo hộ đúng cách. Vì vậy, bạn cần:

  • Sử dụng thinner chính hãng, chất lượng đảm bảo.
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao, chống cháy nổ.
  • Không dùng những thiết bị, vật dụng phát lửa khi ở gần nơi chứa dung môi.
  • Môi trường làm việc thông thoáng, đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy, kiểm tra nồng độ dung môi trong không khí thường xuyên
  • Đầy đủ bảo hộ lao động khi làm việc.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn sử dụng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về thinner là gì mà chúng tôi tổng hợp được. Đến với Duy Nguyễn, bạn sẽ được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ chống thấm mái sân thượng, sàn để giúp cho không gian trong nhà trở nên sang trọng hơn, hiện đại hơn và bảo vệ được không gian cho nhà của mình.

Thông tin liên hệ:

  • Tp. Hồ Chí Minh: Toà nhà TulipTower, 15 Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Thuận, Quận 7

  • Bà Rịa – Vũng Tàu : 99 Đường Độc Lập, Khu phố Phước Lập, Phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ

  • Hotline: 0988 930 945 – 0989 637 638

  • Email: duynguyen.cons1@gmail.com

  • Website: https://duynguyenconstructions.com/

  • Fanpage: Công ty CP TM SX Xây Dựng Duy Nguyễn