Trong mùa mưa, không chỉ giúp xóa đi cái nắng nóng khó chịu mà còn mang lại sự mát mẻ. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với nỗi lo không nhỏ đối với nhiều gia đình sống trong chung cư hoặc nhà phố vì tình trạng thấm dột. Vấn đề quan trọng ở đây là tìm ra các giải pháp hiệu quả để chống thấm dột vào mùa mưa. Tham khảo ngay bài viết hôm nay của Duy Nguyễn để có được những kiến thức hữu ích về vấn đề này nhé!
Nguyên nhân của thấm dột
Bất kể nguyên nhân gây thấm dột cho ngôi nhà, hiện tượng này không chỉ gây mất đi vẻ đẹp của căn nhà mà còn có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình. Tuy nhiên, nguy cơ cháy nổ là một vấn đề quan trọng cần được lưu ý, đặc biệt khi các ổ điện và đường dây điện âm tường bị ngấm nước trong thời gian dài, gây ra tình trạng “chập” nguy hiểm.
Thấm dột là một sự cố xảy ra đối với chính ngôi nhà của bạn và rất khó để xửa lý, hậu quả của việc này thường kéo dài dai dẳng. Mặc dù vậy, khâu này hay bị các đơn vị xây dựng, thi công và gia chủ hay bỏ qua nhất. Khi mà ngôi nhà, căn hộ đã bị thấm dột thì có thể lây lan qua các điểm khác rất khó để trị dứt điểm vấn đề.
Trong quá trình sửa chữa xây dựng nhà cửa, thi công chống thấm không được xem trọng và làm tốt thì gia chủ sẽ phải gánh chịu nhiều phiền toái về sau. Nguyên nhân nhà ở bị thấm dột vào mùa mưa thì có rất nhiều, tuy nhiên có 2 trường hợp hay gặp, đó là:
- Thấm do tường nhà
- Thấm do dột mái
Nhà ở bị thấm dột do nguyên nhân nào cũng gây mất mỹ quan, làm xấu ngôi nhà của bạn. Không những thế tuổi thọ của công trình sẽ bị giảm sút, quan trọng nhất đó là nguy cơ cháy nổ xảy ra do những ổ điện, đường dây điện âm tường bị ngấm nước lâu ngày dễ bị chập rất nguy hiểm.
Nguyên nhân tường nhà bị thấm
Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến cho tường nhà bị thấm và cách khắc phục mà bạn nên tham khảo:
Tường ngoài bị rạn nứt
Tường ngoài bị nứt gặp trời mưa sẽ dễ bị thấm, dẫn tới tường trong bị thấm. Lúc này bạn sẽ tùy vào trường hợp đế chống thấm bằng nhiều cách khác nhau:
- Trường hợp tường ngoài không trát được: Bởi vì tường nhà mình và tường nhà cạnh bên quá gần nhau nên không thể trát được. Lúc này bạn nên dùng những vật liệu chống thấm có khả năng thấm sâu vào trong mạch vữa và gạch.
- Trường hợp tường ngoài trát được: Bạn có thể sử dụng sơn ngăn thấm hoặc hóa chất chống thấm như Water Seal. Đây là hóa chất chống thấm có hiệu quả cao vì nó có thể thẩm thấu vào bên trong tường và hàn gắn, lấp đầy vết nứt.
- Trường hợp tường đã được sơn chống thấm nhưng vẫn thấm: Lúc này bạn không nên dùng sơn chống thấm nữa mà nên dùng các phương pháp chống thấm tường chuyên dụng.
>> Xem thêm: BA GIẢI PHÁP CẢI TẠO TOÀN DIỆN MÁI TÔN CŨ
Thấm chân tường nhà cũ
Đối với những ngôi nhà đã được sử dụng nhiều năm, chân tường xuất hiện các vết ố, mốc, ẩm ướt. Lúc này bạn phải dùng những phương pháp chống thấm cơ bản như dùng sơn chống thấm, đập chỗ vữa bị thấm ra rồi trát lại sẽ không có hiệu quả cao. Đây cũng là trường hợp mà Duy Nguyễn được nhiều khách hàng liên hệ sửa chữa.
Vì bản chất tường nhà bị thấm là do chân tường bị thấm nước. Bạn có thể tham khảo phương pháp bơm hóa chất vào mạch vữa. Đây là công nghệ chống nước hiện đại, tiên tiến và được sử dụng nhiều nhất.
Giải pháp khắc phục tạm thời
Những bề mặt tường tiếp xúc với khí hậu khắc nghiệt nên dùng biện pháp che chắn như tạo màng cây xanh leo có kết hợp vòi phun nước, giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ. Đối với khu vực mái bằng, phải tính toán phân thủy hợp lí với cách khoảng đánh dốc không quá dài, bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước. Hạn chế cách chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí, bồn hoa,…
Khi thấy xuất hiện các vết ố bên dưới các cấu kiện trên máng xối, ô văng, sân thượng,… Cần tô vữa trộn phụ gia chống thấm cho mặt trên.
Cách chống thấm dột cho mùa mưa
Chống thấm tường
Giải pháp chống thấm tường được xem là đơn giản nhất và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay là sơn chống thấm. Loại sơn này có cấu tạo phù hợp với các bề mặt khác nhau, từ chất phụ hia ngăn thấm pha vào xi măng trộn khi đổ bê tông.
Những chất ngăn chặn thấm sàn dạng dẻo phủ lên bề mặt sân thượng, sàn nhà vệ sinh trước khi lót gạch. Sơn nước chống thấm tường gốc xi măng giúp tiết kiệm chi phí đối với những vách tường không vần đến sự thẩm mỹ cao. Sơn chống thấm sinh hóa, sơn nước trang trí, hay những loại keo silicon để hạn chế những khe hở cửa, lỗ đinh,…
Trong đó, sơn nước dùng ngăn chống thấm vừa là một trong những giải pháp chống thấm tường đơn giản, vừa có tính năng thẩm mỹ cho công trình.
Chống thấm trần nhà
Đối với nhà chung cư nếu bị thấm dột từ trần nhà là do khu vực nhà vệ sinh, ống thoát nước của căn hộ ở tầng trên có rò rỉ. Trong trường hợp này phải xử lý ngay bằng cách đập bỏ lớp gạch của khu vực bị thấm, phủ lên bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm, sau cùng là trám một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.
Đối với nhà ở thông thường, trên những mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện pháp chống thấm trần nhà như trám bít các vết nứt trên máng xôi, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm.
Bên cạnh đó kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ. Nguyên nhân của việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi đó phải chống thấm trần ngay lập tức bằng cách thay máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.
>> Thông tin hữu ích: Chống thấm khe co giãn là gì?
Ngăn tường nhà cũ bị thấm nước do nứt
Theo thời gian, lớp sơn bảo vệ bên ngoài của tường bị bong tróc, rêu mốc hoặc tường bị rạn nứt, lâu ngày nước mưa và hơi ẩm theo các vết nứt nhỏ thẩm thấu và trong tường làm ảnh hưởng đến cấu trúc và tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Cách khắc phục chống thấm dột đơn giản là phải cạo sạch lớp sơn bị bong tróc hay bột bụi, sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để rửa sách khu vực bị thấm.
Dùng vữa để trám lại cách lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột chuyên dùng cho tường ngoài trời, sau đó dùng cách loại sơn chống thấm để xử lý. Để đạt hiệu quả tốt nhất phải đảm bào cho bề mặt cần sơn được sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường dưới 16%. Sau khi chuẩn bị tốt bề mặt thì phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1-2 lớp chống thấm lên trên.
Chống thấm dột khung cửa, cửa sổ tường ngoài
Có thể áp dụng một số phương pháp chống thấm dột sau:
- Chèn bịt: Áp dụng cách này khi tường bên xung quanh khung cửa, cửa sổ với lỗ cửa chèn không kín. Khi xử lý, đầu tiên đục bỏ vữa bị long ra hoặc không đặc chắc ở xung quanh khung cửa sổ và khối xây, trong khe chèn sợi dây bi tum, sau đó dùng vữa xi măng chèn chặt, trát khe cẩn thận.
- Dùng màng sơn chống thấm: Để ngăn thấm dột khung cửa đi, cửa sổ của tường ngoài dán tấm vật liệu trang trí. Khi xử lý có thể quét màng sơn chống thấm cao phân từ ở trong khe nối của các khối trang trí bên cửa đi, cửa sổ tường ngoài, ngăn chặn nước mưa từ khe thấm vào khe giữa cửa sổ.
- Xử lý silic hữu cơ: Dùng cho khe cửa sổ và lỗ cửa quá lớn, vữa xi măng chèn đã nứt. Đầu tiên rửa sạch vữa ở chỗ nứt của cửa đi, cửa sổ, bịt phẳng bằng xi măng có thêm bột chống thấm, bề mặt xử lý bằng quét vật liệu trơ nước như silic hữu cơ.
Thấm dột mặt trang trí gạch men, gạch gốm
Tường ngoài có mặt trang trí gạch men, gạch gốm, vật liệu mặt trang trí xuất hiện vết nứt hoặc bong dộp, nước mưu thấm vào khối tường từ những chỗ đó, gây nên thấm dột.
Trong trường hợp này, đầu tiên thay đổi, sửa chữa gạch dán trang trí bị bong dộp, hư hỏng, nếu có vết nứt hoặc lỗ rỗng, dùng vữa xi măng hoặc vật liệu chèn để sửa chữa Sau đó làm sạch các chất bẩn như ngấn vôi, vữa, vết rổ,… trên mặt tường.
Trộn đều sơn vạn năng với nước theo tỷ lệ 1:10~15, dùng bơm hoặc bàn chải trực tiếp bơm, chải trên mặt tường khô liên tục hai lần, để tường hút no dung dịch, tránh bơm sót. Trọng điểm phun sơn của gạch trang trí bằng sứ là các khe hở giữa gạch lát, có thể đầu tiên dùng bàn chải quét dọc ngang một lượt trên các khe, sau đó phun một lớp sơn theo quy định trên.
Trên đây là một số giải đáp về việc chống thấm mùa mưa mà Duy Nguyễn đã tổng hợp được. Có thể thấy rằng, mỗi cách chống thấm đều có những đặc điểm riêng của nó. Tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu của mỗi công trình, bạn có thể lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp nhất. Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Thông tin liên hệ:
-
Tp. Hồ Chí Minh: Toà nhà TulipTower, 15 Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Thuận, Quận 7
-
Bà Rịa – Vũng Tàu : 99 Đường Độc Lập, Khu phố Phước Lập, Phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ
-
Hotline: 0988 930 945 – 0989 637 638
-
Email: duynguyen.cons1@gmail.com
-
Website: https://duynguyenconstructions.com/
-
Fanpage: Công ty CP TM SX Xây Dựng Duy Nguyễn